Thụy Điển là một trong những quốc gia sở hữu lượng người nhập cư đến sinh sống và làm việc nhiều nhất hiện nay. Để sinh sống tại Thụy Điển, bạn buộc phải có visa diện định cư. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để xin visa định cư tại Thụy Điển, bởi những yêu cầu phức tạp trong quy trình và hồ sơ xin visa. Trong bài viết này, Visalinks sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cụ thể về hồ sơ, thủ tục xin visa định cư Thụy Điển để bạn có thể nắm rõ hơn nhé.
Cần chuẩn bị những gì trước khi xin visa định cư Thụy Điển?
Nếu bạn muốn chuyển đến định cư tại Thụy Điển, bạn cần giấy phép cư trú. Bạn có thể được cấp giấy phép cư trú nếu bạn đã kết hôn. Hoặc đã đính hôn / đã sống thử với một người hiện đang sống tại Thụy Điển. Người đó phải là công dân Thụy Điển, có giấy phép cư trú vĩnh viễn hoặc thẻ thường trú.
Nếu bạn đã kết hôn hoặc đính hôn tại Việt Nam, người vợ/chồng bên Thụy Điển nên đăng ký kết hôn với Sở Thuế tại Thụy Điển (Swedish Tax Agency).
Về điều kiện để có thể bảo lãnh của người Thụy Điển. Bạn cần chứng minh cho Sở Thuế Thụy Điển là bạn có nhà đủ lớn cho bạn và gia đình bạn ở. Và thu nhập của bạn đủ nhiều để trang trải sinh hoạt phí cho cả gia đình bạn. Quy định này áp dụng cho cả công dân Thụy Điển và người có giấy phép cư trú vĩnh viễn. Hay người đã sống tại Thụy Điển ít nhất 4 năm và có thẻ thường trú.
Xin visa định cư Thụy Điển
Quy định về nhà ở và thu nhập đối với người bên Thụy Điển
1. Về nhà ở khi bảo lãnh định cư Thụy Điển
Nếu chỉ có 2 vợ chồng, nhà cần có 2 phòng và phòng bếp hoặc góc bếp nhỏ. Nếu có thêm trẻ em thì cần thêm 1 phòng ngủ cho con. (Nếu bạn có 2 con cũng chỉ cần 1 phòng cho trẻ em là đủ)
2. Về thu nhập khi bảo lãnh định cư Thụy Điển
Bạn cần phải chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng đủ để chi trả chi phí sinh hoạt cho bạn và người bạn bảo lãnh. Vậy con số cụ thể về mức thu nhập bao nhiêu được gọi là đủ? Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cần biết đến một khái niệm gọi là “normalbelopp”. “Normalbelopp” là qui định về số tiền tối thiểu một cá nhân cần có trong một tháng. Số tiền này để chi trả cho thức ăn, quần áo, điện thoại, đi lại…. khi sống tại Thụy Điển. “Normalbelopp” được quyết định bởi quốc hội Thụy Điển (Riksdagen). Và được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình kinh tế. Sở Di Dân dựa trên số liệu này để đánh giá về tiêu chuẩn của các hồ sơ xin định cư.
Hồ sơ xin visa định cư Thụy Điển
Những giấy tờ cơ bản khi xin visa định cư Thụy Điển
2. 02 tấm hình kích cỡ 4.5*4.5 nền trắng, chụp chưa quá 6 tháng.
3. Hộ chiếu gốc
4. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ hiện tại của người bảo lãnh
– Nếu bảo lãnh diện vợ chồng: Đăng ký kết hôn
– Nếu bảo lãnh diện hôn phu/hôn thê: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Lưu ý: theo mẫu ban hành của nhà nước Việt Nam)
5. Giấy khai sinh
6. Hộ khẩu bản gốc
7. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân thiết như: hình ảnh chụp chung khi đi chơi, hình đám cưới, vé máy bay đi du lịch cùng nhau,…
2. Giấy trích lục đăng ký dân số “Personbevis” bản gốc của người bảo lãnh ở Thụy Điển (giấy này phải do Cục thuế tại Thụy Điển cấp)
Có nên tự xin visa định cư Thụy Điển không? Nếu không thì tại sao lại không?
Có nên tự xin visa định cư Thụy Điển không?
Visalinks sẽ đưa ra một số vấn đề xảy ra khi bạn tự xin visa định cư Thụy Điển. Sau khi xem xong những lý do bên dưới thì việc tự xin visa định cư Thụy Điển hay liên hệ với Visalinks là quyết định của bạn.
Chi Phí: Nếu bạn tự xin visa Thụy Điển thì bạn sẽ không mất phí dịch vụ về lý thuyết thì chi phí sẽ rẻ hơn. Nhưng trên thực tế để hoàn thiện một bộ hồ sơ khi chưa có kinh nghiệm. Bạn sẽ phải mất chi phí cho việc đi lại nhiều lần để hoàn thiện hồ sơ. Chi phí bỏ ra từng khoản, từng mục cho các đơn vị liên quan như dịch thuật, công chứng……. không được tối ưu với mức chi phí thấp nhất.
Thời gian: Mất quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm thông tin xin visa định cư Thụy Điển. Băn khoăn ngờ vực về những thông tin tìm kiếm trên mạng không biết có chính xác không. Đồng thời còn gặp khó khăn về lịch trình, thời gian về các loại thủ tục phía Việt Nam chuyển sang để hợp thức hóa hồ sơ.
Kết quả: Không tự cân nhắc đánh giá được hồ sơ thiếu những gì. Không tự đánh giá được tỷ lệ đạt visa để có sự cải thiện hồ sơ theo đúng hướng. Dẫn đến hồ sơ không mang lại sự tin tưởng cho LSQ và kết quả hồ sơ bị từ chối.