Visa là gì? Bạn có cần visa để lưu trú tại các quốc gia khác không? Những câu hỏi tưởng chừng như đơn gian lại làm cho không ít người phải băn khoăn.
Vậy Visa là gì?
Visa (hay còn gọi là thị thực) là một con dấu hoặc giấy phép thường được in, dán hoặc đính kèm với hộ chiếu trong đó thể hiện rằng một cá nhân được phép nhập cảnh vào một quốc gia nào đó. Thông thường, bạn cần visa để nhập cảnh vào quốc gia mà bạn muốn lưu trú, Tuy nhiên vẫn có một số quốc gia không cần phải có visa trong một số trường hợp, thường là kết quả của sự thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương đơn.
Vậy sau khi đã biết visa là gì, chúng ta cùng tìm hiểu xem có những loại visa nào nhé.
Visa được chia làm hai loại:
Visa di dân:
Dùng để nhập cảnh và định cư tại một nước nào đó theo diện bảo lãnh giữa vợ-chồng, cha mẹ, con cái.
Visa không di dân:
- Du lịch/thăm người thân.
- Công tác.-điều trị y tế.
- Lao dộng thời vụ.-học tập.
- Các hoạt đông trao đổi văn hóa.
- Mục đích ngoại giao/chính trị.
Những ai cần visa?
Ngoài những trường hợp đặc biệt, hầu như mọi công dân Việt Nam khi đến một quốc gia nào đó. (trừ những nước Đông Nam Á và một số quốc gia có chính sách miễn thị thực). Đều phải có visa được cấp bởi đại sứ quán hoặc tổng lãnh sự quán của nước đó.
Xem thêm: Những quốc gia miễn thị thực đối với công dân Việt Nam.
Thủ tục làm visa mà bạn nên biết trước khi xin visa đi bất cứ đâu
Tùy thuộc vào từng quốc gia mà bạn muốn xin cấp visa sẽ có những yêu cầu khác nhau. Nhưng hầu hết các nước có chung những thủ tục làm visa cơ bản, chia làm 4 loại giấy tờ chính sau đây.
Hồ sơ thân nhân là quan trọng nhất khi làm thủ tục xin visa:
- Hộ chiếu( passport) bản gốc còn hạn ít nhất 6 tháng tính từ thời điểm bắt đầu hành trình của bạn, và còn ít nhất 2 trang trống.
- 02 ảnh thẻ nền trắng (kích cỡ tùy thuộc vào từng quốc gia), mắt nhìn thẳng, không đeo kính râm hay đội nón, có thể trông thấy tai và trán trong ảnh.
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân dành cho người trên 14 tuổi hoặc giấy khai sinh dành cho trẻ em dưới 14 tuổi (sao y công chứng).
- Sổ hộ khẩu (sao y công chứng tất cả các trang).
- Giấy đăng kí kết hôn nếu đã kết hôn (sao y công chứng).
Lưu ý: tùy thuộc vào từng nước mà thủ tục làm visa sẽ khác nhau, những giấy tờ sao y công chứng nêu trên, cơ quan chức năng có thể yêu cầu đối chiếu bản gốc khi nhận hồ sơ.
Hồ sơ chứng minh công việc:
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, hồ sơ gồm:
- Đăng ký kinh doanh có đứng tên.
- Thuế 3 hoặc 6 tháng gần nhất tùy từng quốc gia
Nếu bạn làm nhân viên:
- Hợp đồng lao động (nếu làm cho cơ quan tư nhân) hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ nếu làm cho cơ quan nhà nước.
- Bảng lương hoặc xác nhận lương 3 tháng gần nhất nếu bạn nhận lương tiền mặt hoặc sao kê tài khoản nếu bạn nhận lương chuyển khoản.
- Đơn xin nghỉ phép (bản gốc) có ghi rõ mục đích( du lịch, thăm thân…) và tên quốc gia bạn sẽ tới.
Nếu bạn vẫn còn là học sinh, sinh viên:
- Giấy xác nhận học sinh/sinh viên do nhà trường cấp.
- Thẻ học sinh/sinh viên.
Hồ sơ chứng minh tài chính:
- Sổ tiết kiệm
- Sao kê tài khoản ngân hàng
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu các tài sản có giá trị khác như ô tô, bất động sản,…
Chú ý: để đơn giản hóa thủ tục làm visa, một số quốc gia như hàn quốc miễn giảm những hồ sơ chứng minh tài chính nếu Bạn là công nhân viên chức nhà nước hoặc bạn đã từng đi các nước thuộc khối OECD.
Có thể hữu ích cho bạn: Tham Khảo Hồ Sơ Xin Visa Schengen Chuẩn Lãnh Sự
Hộ chiếu là gì? Thủ tục xin cấp hộ chiếu.
Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu (passport): là một loại giấy chứng nhận cấp cho công dân của một quốc gia nào đó. Để công dân đó có quyền xuất cảnh đi các nước khác và nhập cảnh trở về nước sở tại của mình.
Có mấy loại hộ chiếu:
Thông thường có ba loại hộ chiếu.
-Hộ chiếu phổ thông(Popular Passport): được cấp cho công dân việt nam với thời hạn 10 năm (trẻ dưới 18 tuổi được cấp với thời hạn 5 năm). Bạn sẽ phải xuất trình khi làm thủ tục nhập cảnh vào một quốc gia nào đó. Du học sinh và công dân định cư cũng có thể dùng hộ chiếu loại này.
– Hộ chiếu công vụ (Official Passport): Được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.
– Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport): Được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.
Tờ khai cấp hộ chiếu, hướng dẫn thủ tục và lệ phí xin cấp hộ chiếu.
Thủ tục xin cấp hộ chiếu loại phổ thông.
- Tờ khai cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (X01) tải tại đây.
- 02 ảnh 4×6 nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (chụp ảnh tại cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép).
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu).
- Sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú).
Lệ phí xin cấp hộ chiếu
Lệ phí xin cấp hộ chiếu cho mỗi đương đơn là: 200.000 đ (Hai trăm nghìn đồng).
Thời gian làm hộ chiếu mất bao lâu?
Thông thường bạn chỉ cần 1 buổi để làm thủ tục , nên đi sớm để tránh phải chờ đợi lâu. Sau khi nộp hồ sơ khoảng 14 ngày, bạn sẽ nhận được hộ chiếu tại nơi nộp hồ sơ hoặc nhận tại bưu điện nếu bạn đăng ký qua đường bưu điện.
Hướng dẫn làm hộ chiếu cho trẻ em
Thủ tục làm hộ chiếu lần đầu cho trẻ em (dưới 14 tuổi)
Bước 1: Điền tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em
- Tải Mẫu tờ khai hộ chiếu trẻ em X01
- Cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ điền đầy đủ thông tin của trẻ vào Tờ khai và ký thay cho trẻ.
- Dán ảnh của trẻ: cỡ 4x6cm.
Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an
- Xin xác nhận tại Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú vào tờ khai và đóng dấu giáp lai ảnh
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
- Tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em ở trên: đã điền đầy đủ, dán ảnh và xin xác nhận
- 01 Bản sao Giấy khai sinh kèm bản chính để đối chiếu
- 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm
- Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân của cha hoặc mẹ (người đi nộp)
- Sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú).
Cách thức nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu như thế nào:
Các bạn nộp những giấy tờ nêu trên tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú( nếu nộp tại nơi tạm trú cần có sổ tạm trú).
Trình tự thực hiện:
B1: Nhập đầy đủ thông tin tờ khai cấp hộ chiếu.
B2: In tờ khai cấp hộ chiếu (có thể in tại nhà hoặc ngay tại nơi nộp hồ sơ).
B3: Kiểm tra lại mọi thông tin đã khai, chỉnh sửa nếu có sai sót.
B4: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ (bạn có thể bỏ qua bước này).
B5: Đến nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về visa, visa là gì, thủ tục xin visa của từng quốc gia, xin vui lòng liên hệ visalink để được tư vấn và giải đáp.