Công văn nhập cảnh Việt Nam là một trong những thủ tục quan trọng mà người nước ngoài cần thực hiện để có thể nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình và các yêu cầu cần thiết để hoàn tất thủ tục này một cách nhanh chóng và thuận lợi. Khám phá bài viết dưới đây của Visalinks để tìm hiểu chi tiết từ A-Z về công văn nhập cảnh, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức cho hành trình của mình.
Công văn nhập cảnh Việt Nam là gì?
Công văn nhập cảnh, hay còn gọi là Vietnam Entry Approval Letter, là văn bản chính thức do Cục Quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ Công an Việt Nam cấp. Văn bản này cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam với các mục đích như công tác, thăm người thân, đầu tư, du lịch hoặc giao dịch thương mại. Công văn nhập cảnh sẽ bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch và các thông tin liên quan đến người nước ngoài được cấp công văn nhập cảnh.
- Thông tin tổ chức hoặc doanh nghiệp bảo lãnh: Tên, địa chỉ, thông tin chi tiết về đơn vị bảo lãnh cho người nước ngoài.
- Thời hạn nhập cảnh: Khoảng thời gian người nước ngoài được phép lưu trú tại Việt Nam.
- Địa điểm nhận visa: Cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài nơi người nước ngoài sẽ nhận thị thực.
Lưu ý: Công văn nhập cảnh không đồng nghĩa với visa. Chính vì vậy, người nước ngoài cần mang theo bản sao công văn nhập cảnh và đến cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam (Đại sứ quán/Lãnh sự quán) hoặc tại các cửa khẩu quốc tế để hoàn tất thủ tục nhận visa.
Công văn nhập cảnh Việt Nam
Các trường hợp được miễn xin công văn nhập cảnh
Dưới đây là các trường hợp người nước ngoài không cần xin công văn nhập cảnh để vào Việt Nam:
Người sở hữu giấy tờ nhập cảnh hợp lệ bao gồm:
- Visa Việt Nam loại nhiều lần còn giá trị sử dụng.
- Thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú còn hiệu lực theo quy định.
- Giấy miễn thị thực 5 năm còn hiệu lực.
- Thẻ APEC còn giá trị sử dụng (có ghi Việt Nam là quốc gia được phép nhập cảnh làm việc).
Người nước ngoài vào Việt Nam theo diện miễn thị thực đơn phương hoặc song phương giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
Người nhập cảnh vào Việt Nam thông qua thị thực điện tử (e-Visa).
Những trường hợp được miễn xin công văn nhập cảnh
Điều kiện xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài
Để đủ điều kiện xin công văn nhập cảnh Việt Nam, người nước ngoài cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Người xin công văn phải được một công ty hợp pháp tại Việt Nam bảo lãnh, ví dụ như công ty nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, công ty du lịch Việt Nam hoặc các tổ chức hợp pháp khác.
- Các cá nhân không thuộc vào nhóm đối tượng bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam, bao gồm những người có hành vi làm giả giấy tờ, khai man thông tin, mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc vi phạm các quy định liên quan đến an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội.
Đáp ứng các điều kiện trên khi xin công văn nhập cảnh
Các loại công văn nhập cảnh Việt Nam
Công văn nhập cảnh Việt Nam được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau để phù hợp với nhu cầu và mục đích nhập cảnh của từng đương đơn.
Theo mục đích nhập cảnh
- Công văn nhập cảnh visa du lịch: Được bảo lãnh bởi công ty du lịch tại Việt Nam.
- Công văn nhập cảnh visa thương mại, công tác, làm việc: Do các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ tại Việt Nam bảo lãnh.
- Công văn nhập cảnh thăm thân: Được bảo lãnh bởi công ty tại Việt Nam có người thân đang làm việc tại đây.
Theo địa điểm nhận visa
- Công văn nhập cảnh lấy visa tại sân bay: Visa được cấp trực tiếp tại các sân bay quốc tế tại Việt Nam khi đến nhập cảnh.
- Công văn nhập cảnh lấy visa tại Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam: Visa được cấp tại các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở các quốc gia ngoài lãnh thổ.
Công văn nhập cảnh được chia thành nhiều loại khác nhau
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin công văn nhập cảnh Việt Nam
Theo diện thương mại, lao động
- Bản scan hộ chiếu của người nước ngoài (có dấu mộc treo của công ty bảo lãnh).
- Bản sao công chứng hợp lệ của Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Đơn giới thiệu có chữ ký và con dấu của công ty bảo lãnh – Mẫu NA16.
- Mẫu đơn giới thiệu nhân viên nộp hồ sơ.
- Mẫu công văn yêu cầu cấp tài khoản điện tử – Mẫu NA19.
- Công văn đề nghị xét duyệt cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam – Mẫu NA2.
- Các tài liệu bổ sung khác theo yêu cầu (nếu có).
Theo diện du lịch
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh có xác nhận công chứng.
- Mẫu công văn xin nhập cảnh dành cho người nước ngoài – Mẫu NA2.
- Đơn giới thiệu có chữ ký và con dấu của công ty bảo lãnh – Mẫu NA16.
- Bản scan hộ chiếu của người nước ngoài (có dấu mộc treo của công ty bảo lãnh).
- Lịch trình du lịch.
- Mẫu đơn giới thiệu nhân viên nộp hồ sơ.
- Các tài liệu bổ sung khác theo yêu cầu (nếu có).
Theo diện thăm thân:
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh có xác nhận công chứng.
- Mẫu công văn xin nhập cảnh dành cho người nước ngoài – Mẫu NA2.
- Đơn giới thiệu có chữ ký và con dấu của công ty bảo lãnh – Mẫu NA16.
- Bản scan hộ chiếu của người nước ngoài (có dấu mộc treo của công ty bảo lãnh).
- Bản sao công chứng hộ chiếu cùng với giấy phép cư trú tại Việt Nam của người bảo lãnh.
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ hợp pháp (có công chứng lãnh sự nếu do nước ngoài cấp).
- Mẫu đơn giới thiệu nhân viên nộp hồ sơ.
- Các tài liệu bổ sung khác theo yêu cầu (nếu có).
Lưu ý:
- Thư hoặc công văn mời, bảo lãnh nhập cảnh có hiệu lực từ 1 đến 12 tháng, tùy thuộc mục đích nhập cảnh.
- Trường hợp bảo lãnh nhập cảnh cho người thân của người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, đương đơn cần bổ sung các giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người lao động và người nhập cảnh như hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn,,…
- Nếu người nước ngoài nhập cảnh theo diện lao động với thời gian trên 3 tháng, thì cần bổ sung thêm giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động.
- Mẫu NA2 trong hồ sơ phải có mã vạch. Tổ chức bảo lãnh có thể trực tiếp điền mẫu này trên trang web của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, sau đó tải về, in ra và đóng dấu theo quy định.
Quy trình thủ tục xin visa nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài
Bước 1: Đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang đăng ký của Cổng Dịch vụ công quốc gia tại đây.
- Đối với cá nhân, bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản VNeID.
- Đối với doanh nghiệp, bạn cần cắm USB token (chữ ký số) vào máy tính và truy cập vào đường link này. Sau đó, bạn sẽ phải tải phần mềm phù hợp với hệ điều hành máy tính của mình.
Lưu ý: Nếu chưa có USB ký số, bạn cần mua thiết bị này tại các đơn vị cung cấp dịch vụ ký số.
- Tiếo theo, tiến hành tải và cài đặt phần mềm, sau đó khởi động lại máy tính để hoàn tất việc cài đặt.
- Truy cập vào Cổng Dịch vụ công và nhấn vào mục Đăng nhập.
- Chọn Tài khoản cấp bởi dịch vụ công quốc gia dành cho tổ chức doanh nghiệp và kết nối với USB ký số.
- Nhập mã PIN của USB ký số và nhấn Đăng nhập.
- Hệ thống sẽ hiển thị thông tin doanh nghiệp từ USB ký số. Bạn cần điền email và mã xác thực, sau đó nhấn Đăng ký để hoàn tất quá trình đăng ký tài khoản.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh trực tuyến
- Truy cập vào trang web dịch vụ công của Bộ Công an. Sau đó, tiến hành đăng nhập vào hệ thống và chọn Nộp hồ sơ trực tuyến.
- Trong mục LĨNH VỰC TTHC, bạn cần tìm kiếm từ khóa “Xét duyệt nhân sự nước ngoài” và nhấn Enter.
- Tiến hành chọn thủ tục: Kiểm tra, xét duyệt nhân sự, cấp phép nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh.
Cuối cùng, bạn cần đính kèm các hồ sơ cần thiết và nhấn Nộp hồ sơ. Sau khi hoàn tất, bạn chỉ cần chờ kết quả hồ sơ xin công văn nhập cảnh Việt Nam.
Bước 3: Tiến hành xin visa nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài
Sau khi đã có công văn nhập cảnh, đương đơn sẽ xin visa tại các địa điểm sau:
- Xin visa tại Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán: Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan lãnh sự, bao gồm công văn nhập cảnh và các giấy tờ bổ sung như ảnh thẻ, hộ chiếu và các tài liệu liên quan khác.
- Xin visa tại sân bay: Sau khi đến Việt Nam, bạn cần đến quầy làm thủ tục visa tại sân bay, xuất trình công văn nhập cảnh, hộ chiếu và các giấy tờ cần thiết để được cấp visa ngay tại chỗ.
Sau khi nhận được visa, đương đơn có thể tiếp tục nhập cảnh vào Việt Nam theo đúng thời gian và mục đích đã được phê duyệt trong visa.
Xin công văn nhập cảnh Việt Nam hết bao nhiêu tiền?
Theo quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam, công văn nhập cảnh sẽ được cấp miễn phí. Sau khi nhận được công văn nhập cảnh, người nước ngoài sẽ phải dán tem visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại sân bay khi nhập cảnh với mức phí cụ thể như sau:
- Visa nhập cảnh một lần: 25 USD (~ 632.000 VND)
- Visa nhập cảnh nhiều lần: 50 USD (~ 1.263.000 VND)
Bên cạnh đó, các công ty, tổ chức hoặc cá nhân bảo lãnh cần chuẩn bị thêm chi phí liên quan đến hồ sơ và các khoản đi lại để hoàn tất thủ tục xin công văn nhập cảnh Việt Nam.
Công văn nhập cảnh Việt Nam sẽ được cấp miễn phí
Tra cứu hồ sơ xin công văn nhập cảnh Việt Nam
Để tra cứu hồ sơ xin công văn nhập cảnh, bạn cần truy cập vào trang web sau và chọn mục “Tra cứu hồ sơ”. Sau đó, nhập mã số hồ sơ cùng với mã xác nhận để tiến hành tra cứu kết quả.
Kiểm tra trạng thái hồ sơ xin công văn nhập cảnh Việt Nam
Một số câu hỏi thường gặp khi xin công văn nhập cảnh Việt Nam
Công văn nhập cảnh cho người nước ngoài có thời gian hiệu lực linh hoạt, tùy thuộc vào loại visa được cấp. Thông thường, thời gian của công văn sẽ dao động từ 30 ngày đến 90 ngày. Tuy nhiên, thời gian có thể được điều chỉnh theo yêu cầu và quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong những trường hợp đặc biệt.
Thời gian xét duyệt thường kéo dài khoảng 5 ngày làm việc, tính từ khi hồ sơ xin công văn nhập cảnh được nộp qua cổng giao dịch điện tử (do cơ quan nhà nước quản lý).
Kể từ đầu năm 2023, theo quy định của pháp luật Việt Nam, đương đơn không cần phải nộp hồ sơ trực tiếp sau khi thực hiện nộp công văn nhập cảnh trực tuyến. Tất cả các thủ tục có thể được hoàn tất bằng online trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Lời kết
Visalinks hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm rõ các yêu cầu của cơ quan lãnh sự và quy trình xin công văn nhập cảnh Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Visalink qua Hotline 0933 094 119 – 0901 383 116 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé.