Các địa danh trên hộ chiếu mới của Việt Nam

03/04/2024
4.4/5 - (8 bình chọn)

Nhằm mục đích quảng bá danh lam thắng cảnh ra ngoài thế giới, hộ chiếu mới với những hình ảnh địa danh nổi tiếng được in ấn trên mỗi trang của hộ chiếu. Hãy cùng Visalinks tìm hiểu các địa danh trên hộ chiếu mới của Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!

Từ ngày 01/07/2022, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an tiến hành triển khai cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chip mẫu mới cho công dân Việt Nam. Hộ chiếu vẫn giữ nguyên kích thước cũ. Nhưng màu trang bìa hộ chiếu được thay từ màu xanh lá sang màu xanh than. Điểm đặc biệt là trên trang hộ chiếu thay hình quốc huy in chìm thành những địa danh nổi tiếng nhất của Việt Nam như Vịnh Hạ Long, kinh đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, bến Nhà Rồng, cột cờ Lũng Cú,…

Các địa danh trên hộ chiếu mới của Việt Nam

Những địa điểm được in trên hộ chiếu mới là những cảnh đẹp mang đậm màu sắc Việt Nam, nhiều trong số đó được công nhận là danh lam thắng cảnh nổi tiếng Thế Giới. Mỗi hình ảnh được in trong hộ chiếu là các cảnh đẹp hùng vĩ, di sản văn hóa thể hiện được truyền thống lịch sử và văn hóa của đất nước ta.

Các địa danh nổi tiếng trên hộ chiếu mới của Việt Nam được in trải dài từ trang 4 đến trang 47, các địa danh này được sắp xếp dọc từ Bắc vào Nam trên mảnh đất hình chữ S. Một vài địa danh nổi tiếng được nhắc đến có thể kể đến đó là:

Khuê Văn Các – Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội (Trang 4-5) 

Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú bậc nhất của thủ đô Hà Nội. Đây là một công trình nhỏ nhưng có kiến trúc đặc sắc mang âm hưởng của triều Nguyễn. Nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long và nằm trong sanh sách xếp hạng các di tích quốc gia đặt biệt. Văn Miếu là nơi thờ Không Tử và Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Khuê Văn Các

Khuê Văn Các – Một trong các địa danh nổi tiếng tên hộ chiếu mới Việt Nam

Bức tranh sơn mài “Bình Ngô Đại Cáo” (Trang 6 – 7)

Bức tranh sơn mài “Bình Ngô Đại Cáo” tại Phòng trình Quốc thư, Dinh Độc Lập được ghép bởi 40 bức sơn mài, mỗi bức có kích thước 8x12cm, do họa sĩ Nguyễn Văn Minh thực hiện.

Bức tranh này tại hiện lại quan cảnh đất nước vừa lấy lại nền hòa bình từ tay giặc Ngô vào thế kỷ 15, có khoảng 15 cảnh sinh hoạt được tái hiện trên tranh. Trong đó thể hiện sự uy nghi của triều đình nhà Lê, khí thế hùng dũng của đoàn quân đang trên đường trở về kinh đô, vẻ tưng bừng của thiên nhiên và người dân sau khi thoát khỏi sự thống trị của nhà Minh.

Bức tranh sơn mài “Bình Ngô Đại Cáo”

Bức tranh sơn mài “Bình Ngô Đại Cáo”

Cột Cờ Lũng Cú Hà Giang (Trang 8-9)

Cột Cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Rồng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, có độ cao 1.700m so với mực nước biển và lá cờ rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam. Cột Cờ Lũng Cú cách điểm cực Bắc khoảng 3.3 km theo đường chim bay do đó, nơi đây mang ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền quốc gia.

Lũng Cú, các địa danh trên hộ chiếu mới của Việt Nam

Lũng Cú Hà Giang

Đỉnh núi Fansipan Lào Cai (Trang 10 – 11)

Đỉnh núi Fansipan cao 3.143m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”. Nơi đây nổi tiếng với quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ và phong cảnh trữ tình với mây mù sương gió quanh năm. Được liệt vào các địa danh trên hộ chiếu mới của Việt Nam Fansipan chào đón nồng hậu những vị khách Việt Nam và Quốc tế.

Phanxipang, các địa danh trên hộ chiếu mới của Việt Nam

Đỉnh Phanxipang – Hà Giang

Cao nguyên đá Đồng Văn (Trang 12 – 13)

Cao nguyên đá Đồng VănCao nguyên đá Đồng Văn

Đây là cao nguyên đá trải rộng trên 4 huyện của tỉnh Hà Giang gồm Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao trung bình 1000 – 1600m so với mực nước biển. Sở hữu diện tích hơn 2.354 km2, đây là một trong những vùng núi đá đặc biệt của nước ta, thu hút đông đảo khách tham quan và những nhà nghiên cứu khoa học bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và những hệ tầng địa chất có niên đại hơn hàng trăm năm. Chang Pung là hệ tầng cổ nhất với niên đại hơn 545 triệu năm.

Vịnh Hạ Long (Trang 14-15)

Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp ở miền Bắc Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới hai lần (17/12/1994 và 02/12/2000). Vịnh bao gồm 1600 hòn đảo đá vôi và nằm rải rác khắp khu vực có diện tích 1500 km vuông. Nơi đây gây ấn tượng với du khách nhờ vẻ đẹp tự nhiên hiếm có của địa hình đa dạng và vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

Vịnh Hạ Long trong hộ chiếu mới Việt Nam

Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh

Khu di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ (Trang 16 – 17)

Khu di tích Đền Hùng là quần thể di tích đền chùa, thờ phụng các Vua Hùng, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hóa, được xây dựng trên núi Hùng, vùng đất Phong Châu và bao quanh khu rừng cấm thiêng liêng.

Đền Hùng trong hộ chiếu mới Việt Nam

Đền Hùng – Phú Thọ

Thành Thăng Long Hà Nội (Trang 18 – 19)

Thành Thăng Long là di tích quan trọng nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam. Ngoài ra, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long còn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào 1/8/2010. Đây là địa điểm tham quan nổi tiếng tại Hà Nội được du khách trong và ngoài nước yêu thích.

Thành Thăng Long Hà NộiThành Thăng Long Hà Nội

Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội (Trang 22 – 23)

Làng cổ Đường Lâm là một làng cổ lâu đời vẫn còn giữ được nét kiến trúc tiêu biểu, nếp sống của một ngôi làng cổ ngày xưa. Ngoài ra đây còn là ngôi làng cổ đầu tiên được trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 2005. Nơi đây sở hữu hàng trăm ngôi nhà cổ, trong đó có những ngôi nhà có niên đại 300, 400 tuổi. Đặc biệt, đây còn là quê hương của rất nhiều nhân tài, kiệt tướng của nước ta như Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, vua Ngô Quyền,…

Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà NộiLàng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình (Trang 24 – 25)

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào ngày 25/06/2014. Giá trị nổi bậc toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận bởi ba tiêu chí Văn hóa, vẻ đẹp thẩm mĩ và địa mạo địa chất. Nơi đây sở hữu cảnh sắc thiên nhiên độc đáo, ấn tượng, là địa điểm du lịch nổi tiếng được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước yêu thích.

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình

Thành nhà Hồ, Thanh Hóa (Trang 26 – 27)

Thành nhà Hồ được biết đến với rất nhiều tên gọi như thành Tây Đô, thành Tây Kinh, thành An Tôn, thành Tây Giao và Thạch Thành. Vào ngày 27/06/2011, Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Được CNN đánh giá là một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại của thế giới và nằm trong danh sách 62 di tích quốc gia đặc biệt của thủ tướng chính phủ. 

Thành nhà Hồ, Thanh Hóa

Thành nhà Hồ, Thanh Hóa

Kinh thành Huế (Trang 28-29)

Là hệ thống di tích liên quan đến triều Nguyễn, phân bố ở thành phố Huế và các huyện khác. Được xây dựng trên sự kết hợp của kiến trúc truyền thống Việt kết hợp với triết lý phương Đông và quân sự phương Tây. Một số di tích đáng kể đến như: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành, cung An Định, hệ thống Lăng tẩm, Trấn Bình Đài, Điện Hòn Chén, bến thuyền Cung Đình,…
Kinh thành Huế

Kinh thành Huế Việt Nam

Phố cổ Hội An (Trang 30-31)

Phố Cổ Hội An trước đây là thương cảng sầm uất và đến nay phố cổ vẫn giữ được những tinh túy từ ngàn đời trước. Là cái nôi của văn hóa, lịch sử thơ mộng không thể bỏ qua. Hội An có 1360 di tích với 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 19 ngôi chùa, 44 mộ cổ loại đặc biệt và 1 cây cầu. Vẻ đẹp nguyên vẹn lâu đời thu hút du khách đến đây với nét nghệ thuật cổ kính.

Phố Cổ Hội An trên hộ chiếu mới Việt Nam

Phố cổ Hội An – Quảng Nam

Thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam (Trang 32 – 33)

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là quần thể kiến trúc nổi tiếng của người Chăm ở Việt Nam. Đây là nơi nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km và xung quanh là đồi núi. Xây dựng vào cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII và được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa thế giới năm 1999. Nơi đây là một trong những nơi thu hút khách du lịch bậc nhất của Quảng Nam.

Thánh địa Mỹ SSown trên hộ chiếu

Thánh địa Mỹ Sơn – Quảng Nam

Cổng Tò Vò đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi (Trang 34-35)

Cổng Tò Vò là một trong các đại danh trên hộ chiếu mới của Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Ngãi có niên đại khoảng 300-400 năm tuổi, là địa điểm thu hút hàng triệu khách du lịch. Cổng cao khoảng 2.5m và được hình thành từ sự phun trào của núi lửa các đây hàng triệu năm. Đứng ở cổng, bạn có thể nhìn thấy vẻ đẹp của núi Giếng Tiên ở phía nam và khu làng chài ở phía bắc.

Cổng tò vò trên hộ chiếu mới Việt Nam

Cổng tò vò – Quảng Ngãi

Khu du lịch thác Dray Sap, Đắk Nông (Trang 36 – 37)

Thác Dray Sap là một trong những địa danh nổi tiếng của vùng Tây Nguyên, nối liền 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Nơi đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng thắng cảnh quốc gia vào năm 1991. Xung quanh thác là khu rừng đặc dụng có giá trị sinh học rất cao, là nơi sinh sống của hàng trăm loài dây leo và những con trăn khổng lồ. Ngoài ra, đây còn là địa điểm du lịch lý tưởng của các tín đồ đam mê khám phá những địa điểm du lịch mạo hiểm và hòa mình vào thiên nhiên.

Khu du lịch thác Dray Sap

Khu du lịch thác Dray Sap

Bến cảng Nhà Rồng (Trang 38 – 39)

Các địa danh trên hộ chiếu mới của Việt Nam không thể không kể đến Bến cảng Nhà Rồng thuộc khu vực miền Nam Việt Nam. Đây là nơi tiễn Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc ta. Tòa nhà này có gắn trên nóc là đôi rồng “lưỡng long chầu nguyệt” và thuộc bến cảng nên được gọi là “Bến Nhà Rồng”. Nơi đây lưu trữ nhiều di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ vĩ đại.

Bến cảng Nhà rồng trên hộ chiếu mới Việt Nam

Bến cảng Nhà rồng – Hồ Chí Minh

Giàn khoan mỏ dầu Bạch Hổ, Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 40 – 41)

Bạch Hổ là mỏ dầu thuộc bồn trũng Cửu Long, nằm cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145km. Đây là mỏ cấp dầu chủ yếu và lớn nhất của Việt Nam với trữ lượng trên 500 triệu tấn. Hình ảnh những giàn khoan của mỏ dầu Bạch Hổ đã được tái hiện trên Hộ chiếu mới của Việt Nam.

Giàn khoan mỏ dầu Bạch Hổ

Giàn khoan mỏ dầu Bạch Hổ

Nhà hát lớn Hà Nội (Trang 46 – 47)

Nhà hát lớn Hà Nội là biểu tượng cho một không gian kiến trúc, lịch sử và văn hóa của Thủ Đô. Đây là một công trình lớn được chính quyền thực dân Pháp xây dựng tại Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20. Với lối kiến trúc kiểu Pháp, nơi đây được ví như Nhà hát Opera của Pháp.

Nhà hát lớn Hà Nội

Nhà hát lớn Hà Nội

Quy trình cấp hộ chiếu mới

Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam khuyến khích công dân chủ động khai tờ khai đề nghị cấp Hộ chiếu mới thông qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an. 

Sau khi truy cập vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ công an, bạn tiến hành đăng nhập và điền đầy đủ thông tin cần thiết. Bạn có thể lựa chọn hình thức nhận hộ chiếu là tự đến văn phòng cơ quan xuất nhập cảnh hoặc nhận hộ chiếu thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông Việt Nam.

Những trường hợp công dân không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ công mức độ 4 hoặc muốn trực tiếp nộp thì có thể thực hiện theo các yêu cầu cấp hộ chiếu hiện hành.

Đăng ký cấp hộ chiếu mới Việt Nam

Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam

Trên đây là toàn bộ các địa danh trên hộ chiếu mới của Việt Nam. Visalinks mong những thông tin đã chia sẽ này sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn trong tìm hiểu visa, văn hóa, du lịch của Việt Nam.

Nếu quý khách có thắc mắc gì về hộ chiếu hoặc có nhu cầu xin visa đi nước ngoài, có thể liên hệ với Visalinks qua Hotline: 0933 094 119 (Sa Sa)  – 0917 607 117 (Kim Hoàng)  (24/7) hoặc 028 3535 3316 (giờ hành chính từ 8:30 đến 18:00) để được tư vấn tận tình và miễn phí!