Xin visa Ấn Độ dễ hay khó? Giải đáp chi tiết từ A đến Z

25/12/2024
Rate this post

Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch hoặc công tác tại Ấn Độ nhưng vẫn đang băn khoăn không biết xin visa Ấn Độ dễ hay khó, thì bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời rõ ràng và chi tiết. Thực tế, quá trình xin visa sẽ trở nên vô cùng đơn giản và nhanh chóng nếu bạn nắm rõ các yêu cầu và quy định của Đại sứ quán/ Lãnh sự quán. Khám phá bài viết dưới đây của Visalinks để bỏ túi cho mình những thông tin hữu ích về visa Ấn Độ nhé!

Đi Ấn Độ có cần visa không?

Công dân nước ngoài muốn nhập cảnh vào Ấn Độ với mục đích du lịch, công tác, thăm thân, du học, làm việc,… đều phải xin visa phù hợp, trừ một số trường hợp đặc biệt sau:

  • Công dân các quốc gia Bhutan, Maldives và Nepal được miễn visa trong 90 ngày (trừ khi nhập cảnh qua Trung Quốc).
  • Du khách sở hữu thẻ PIO (thẻ người gốc Ấn Độ) từ các quốc gia như Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Nepal, Pakistan và Sri Lanka sẽ được miễn visa trong 90 ngày. Trong đó, những người đã kết hôn với công dân Ấn Độ hoặc có cha mẹ, ông bà là người Ấn có thể đăng ký thẻ PIO.

Chính vì vậy, mọi công dân Việt Nam sở hữu hộ chiếu phổ thông đều phải xin thị thực Ấn Độ nếu muốn nhập cảnh vào quốc gia này.

Đi Ấn Độ có cần visa không?

Công dân Việt Nam phải xin visa nếu muốn nhập cảnh Ấn Độ

Xin visa Ấn Độ dễ hay khó?

Việc xin visa Ấn Độ giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào sự xuất hiện của e-Visa (visa điện tử). Đương đơn chỉ cần tải các giấy tờ cần thiết lên website chính thức của Đại sứ quán, thanh toán trực tuyến và chờ kết quả trong vòng 72 giờ (3 ngày).

Với e-Visa, bạn không chỉ tiết kiệm được thời gian mà còn không phải di chuyển xa, đặc biệt là với những ai không sinh sống tại Hà Nội hay TP.HCM. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ, bạn cần điền chính xác và rõ ràng các thông tin liên quan. Mục đích chuyến đi càng cụ thể thì khả năng được cấp visa càng cao, giúp tăng tỷ lệ thành công khi xin visa Ấn Độ.

Tóm lại, xin visa Ấn Độ dễ hay khó tùy thuộc vào loại visa bạn muốn xin và mức độ chuẩn bị của bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ xin thị thực thì có thể tham khảo dịch vụ xin visa Ấn Độ tại Visalinks nhé!

Xin visa Ấn Độ dễ hay khó?

Xin visa Ấn Độ dễ hay khó?

Các loại visa Ấn Độ phổ biến hiện nay

Theo hình thức xin visa

  • eVisa (Visa điện tử): Đây là loại visa trực tuyến, cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh vào Ấn Độ với mục đích du lịch, công tác, thăm thân, tham dự hội nghị hoặc các khóa học ngắn hạn. Đương đơn chỉ cần hoàn thành mẫu đơn trực tuyến và chờ phê duyệt mà không cần đến Đại sứ quán.
  • Visa on Arrival (Visa tại cửa khẩu): Đây là loại visa cho phép công dân Nhật Bản và Hàn Quốc (không phải là người gốc Bangladesh hoặc Pakistan) nhập cảnh vào Ấn Độ mà không cần xin visa trước. Visa này chỉ áp dụng tại một số cửa khẩu lớn như Bengaluru, Chennai, Delhi, Hyderabad, Kolkata, Mumbai và chỉ được cấp tối đa 2 lần mỗi năm với thời gian lưu trú tối đa là 30 ngày.
  • Visa tại Đại sứ quán (Visa dán): Nếu không đủ điều kiện xin eVisa hoặc muốn xin visa dài hạn, đương đơn cần phải nộp hồ sơ xin thị thực tại Đại sứ quán Ấn Độ. Thủ tục bao gồm chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, nộp hồ sơ, lấy sinh trắc học và nộp lệ phí như quy trình thông thường. Sau khi nhập cảnh, visa sẽ được dán trực tiếp vào hộ chiếu của đương đơn.

Visa tại Đại sứ quán (Visa dán)

Visa dán Ấn Độ

Theo mục đích nhập cảnh

  • Visa du lịch (T): Dành cho những người muốn du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, thăm thân hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn tại Ấn Độ.
  • Visa công tác (B): Dành cho những người muốn nhập cảnh để công tác, thiết lập quan hệ thương mại, tìm hiểu cơ hội hợp tác hoặc thành lập công ty.
  • Visa việc làm (E): Dành cho người muốn làm việc tại Ấn Độ dưới hình thức lao động có trả lương hoặc chuyển công tác nội bộ từ công ty quốc tế.
  • Visa sinh viên (S): Dành cho các du học sinh hoặc người tham gia các chương trình nghiên cứu tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu tại Ấn Độ.
  • Visa quá cảnh (TR): Dành cho những người có nhu cầu quá cảnh tại Ấn Độ trên hành trình tới quốc gia thứ 3.
  • Visa y tế (Med): Dành cho những người cần nhập cảnh để điều trị y tế tại các bệnh viện, trung tâm điều trị được công nhận tại Ấn Độ.
  • Visa người phục vụ y tế: Cấp cho những người đi cùng bệnh nhân hoặc hộ lý để chăm sóc cho bệnh nhân trong thời gian điều trị tại Ấn Độ.
  • Visa hội nghị (C): Cấp cho những người tham gia hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện chuyên ngành tại Ấn Độ.
  • Visa kết hôn (X): Cấp cho công dân nước ngoài đã kết hôn với công dân Ấn Độ hoặc những người có thẻ OCI/PIO và con cái của họ.

Visa dán Ấn Độ loại T

Visa Ấn Độ loại T (Du lịch)

Theo thời hạn và số lần nhập cảnh

  • Thời hạn: Visa Ấn Độ có thời hạn nhập cảnh là 30 ngày, 1 năm, 5 năm hoặc vĩnh viễn (dành cho visa định cư).
  • Số lần nhập cảnh: Visa Ấn Độ bao gồm thị thực nhập cảnh 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần.

Xin visa Ấn Độ mất bao lâu?

Thời gian xử lý visa Ấn Độ là 72 giờ (3 ngày làm việc) đối với công dân Việt Nam và 5 ngày làm việc đối với người nước ngoài. Tuy nhiên, đây chỉ là thời gian xử lý khi bạn đã nộp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và không cần bổ sung thêm tài liệu. Vì vậy, để đảm bảo visa được cấp kịp thời cho chuyến đi, bạn nên nộp hồ sơ ít nhất 4 ngày trước thời điểm dự kiến khởi hành và tránh nộp quá sớm so với thời gian hiệu lực của thị thực.

Thời gian xét duyệt visa Ấn Độ khoảng 72 giờ

Thời gian xét duyệt visa Ấn Độ khoảng 72 giờ

Xem chi tiết tại: Xin visa đi Ấn Độ mất bao lâu? Cập nhật thông tin mới nhất

Lệ phí xin visa Ấn Độ

Công dân Việt Nam khi xin visa Ấn Độ sẽ phải đóng lệ phí tùy thuộc vào từng loại visa khác nhau:

Loại Visa

Thời hạn hiệu lực Một lần nhập cảnh (S) 

Hai lần (D) 

Nhiều lần (M)

Mức phí được áp dụng từ ngày 01/04/2023 (VNĐ)

Du lịch

Từ 1 năm trở xuống S/D/M 2.429.000
Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M

4.788.000

Công tác

Từ 1 năm trở xuống M 2.901.000
Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M

5.967.000

Nhập cảnh

Từ 6 tháng trở xuống S/D/M 1.958.000
Từ 6 tháng trở lên đến 1 năm M

2.901.000

Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M

4.788.000

Lao động

Từ 6 tháng trở xuống S/M 2.901.000

Từ 6 tháng trở lên đến 1 năm

M

4.788.000

Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M

7.146.000

Du học

Tùy thuộc vào thời gian du học M

1.958.000

Y tế 

Từ 6 tháng trở xuống S/M 1.958.000
Từ 6 tháng trở lên đến 1 năm M

2.901.000

Hội nghị/hội thảo

6 tháng trở xuống S/M

1.958.000

Nhà báo

Từ 6 tháng trở xuống S

1.958.000

Nhà nghiên cứu

Từ 6 tháng trở xuống S/M 1.958.000

Từ 6 tháng trở lên đến 1 năm

M

2.901.000

Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M

4.788.000

Truyền giáo

Từ 6 tháng trở xuống S/M 1.958.000

Từ 6 tháng trở lên đến 1 năm

M

2.901.000

Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M

4.788.000

Leo núi

Từ 6 tháng trở xuống S/M 1.958.000
Từ 6 tháng trở lên đến 1 năm M

2.901.000

Thực tập

Từ 1 năm trở xuống M

1.958.000

Quay phim (Film)

Từ 1 năm trở xuống S/M

2.901.000

Quá cảnh Từ 15 ngày trở xuống S/D

542.000

Có thể nộp hồ sơ xin visa Ấn Độ ở đâu?

Có thể nộp hồ sơ xin visa Ấn Độ ở đâu?

Nộp hồ sơ xin visa Ấn tại ĐSQ/LSQ Ấn Độ

Nếu bạn đã tự tin chinh phục visa Ấn Độ sau khi được giải đáp mọi thắc mắc về xin visa Ấn Độ dễ hay khó cũng như các vấn đề liên quan thì hãy chuẩn bị hồ sơ và nộp tại các địa điểm sau:

Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội

  • Địa chỉ: 58-60 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: +84-24-38244989
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu – từ 09:00 đến 12:30

Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 214, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: +84-28-37442400
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu – từ 09:00 đến 16:30

Một số lưu ý quan trọng bạn cần biết khi xin visa Ấn Độ

Lưu ý quan trọng khi xin visa Ấn Độ

Bỏ túi các thông tin hữu ích dưới đây để gia tăng cơ hội đậu visa Ấn Độ

Ngoài băn khoăn về việc xin visa Ấn Độ dễ hay khó, nhiều bạn lần đầu xin visa còn lo lắng về các vấn đề khác liên quan đến thủ tục và quy trình xin thị thực. Visalinks đã tổng hợp những lưu ý quan trọng và các thông tin hữu ích để giúp bạn tự tin hơn trong quá trình xin visa Ấn Độ.

  • Đối với những đương đơn sở hữu thị thực du lịch nhiều lần, khoảng cách giữa các lần nhập cảnh vào Ấn Độ phải cách nhau tối thiểu 2 tháng.
  • Thời gian hiệu lực của visa sẽ được tính từ ngày visa được cấp. Tuy nhiên, một số loại visa khác lại bắt đầu tính từ ngày bạn nhập cảnh vào Ấn Độ, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ để sắp xếp thời gian xin visa sao cho hợp lý.
  • Đơn xin visa Ấn Độ chỉ được chấp nhận khi bạn điền đầy đủ thông tin chính xác và bằng chữ in hoa. Đặc biệt, đối với visa du lịch 30 ngày, bạn không thể gia hạn mà phải xin visa mới nếu visa cũ hết hạn.
  • Nếu bạn có hộ khẩu tại Hà Nội thì vẫn có thể nộp đơn xin visa tại Tổng Lãnh Sự Quán Ấn Độ ở TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bạn cần phải cung cấp thêm Sổ tạm trú tạm vắng và Hợp đồng lao động để chứng minh bạn đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh.

Lời kết

Visalinks hy vọng những thông tin và lưu ý trong bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp trọn vẹn thắc mắc về việc xin visa Ấn Độ dễ hay khó. Dù là lần đầu xin visa hay đã có kinh nghiệm thì việc tìm hiểu kỹ yêu cầu và các bước chuẩn bị đều sẽ giúp bạn hoàn tất thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào thì có thể liên hệ với Visalinks qua Hotline 0933 094 119 – 0901 383 116 để được hỗ trợ tận tình và nhanh chóng nhất nhé!

Xem thêm:

Bài viết liên quan
        Tìm đường đi
Gọi trực tiếp
Chat trên Zalo