Ấn Độ luôn là điểm đến mơ ước của biết bao tín đồ du lịch với những ngôi đền cổ kính, nền văn hóa phong phú và cảnh sắc mê hoặc lòng người. Tuy nhiên, nhiều người thường gặp khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ xin thị thực vì chưa nắm rõ quy trình và các yêu cầu cần thiết từ Đại sứ quán/Lãnh sự quán. Khám phá bài viết dưới đây của Visalinks để tìm hiểu chi tiết về kinh nghiệm xin visa Ấn Độ, từ đó giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tăng tỷ lệ đậu thị thực ngay từ lần đầu tiên.
Sơ lược về visa Ấn Độ
Visa Ấn Độ là giấy phép do chính phủ Ấn Độ cấp, cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại quốc gia này trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay, Ấn Độ cung cấp nhiều loại visa khác nhau, tùy thuộc vào mục đích của chuyến đi như du lịch, công tác, thăm thân, học tập hoặc chữa bệnh.
Visa du lịch Ấn Độ
Các loại visa Ấn Độ
Theo mục đích nhập cảnh
- Double Entry e-Tourist Visa: Dành cho những ai muốn đến Ấn Độ để du lịch, thăm người thân hoặc công tác. Loại visa này cho phép đương đơn nhập cảnh vào Ấn Độ tối đa 2 lần, với thời gian lưu trú không quá 60 ngày mỗi lần.
- Visa du lịch 1 năm, nhiều lần (1 Year Multiple Entry Tourist Visa): Visa này cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh vào Ấn Độ nhiều lần trong thời hạn 1 năm với thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày.
- Visa du lịch 5 năm, nhiều lần (5 Year Multiple Entry Tourist Visa): Visa này cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh vào Ấn Độ nhiều lần trong vòng 5 năm, với thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh.
Theo hình thức xin visa
- E – Visa (Visa điện tử): Cho phép đương đơn nhập cảnh vào Ấn Độ với nhiều mục đích khác nhau như du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, công tác, thăm người thân hoặc tham dự các hội nghị, sự kiện thể thao. Với loại thị thực này, bạn có thể hoàn tất quy trình xin visa trực tuyến mà không cần đến văn phòng Đại sứ quán.
- Visa on arrival (Visa tại cửa khẩu): Cho phép công dân của một số quốc gia nhập cảnh mà không cần xin visa trước. Bạn chỉ cần đến các cửa khẩu quy định và sẽ được đóng dấu nhập cảnh trực tiếp lên hộ chiếu.
- Visa nộp tại Đại sứ quán: Dành cho những đương đơn có nhu cầu xin visa dài hạn, bị từ chối e-Visa hoặc có quốc tịch không thuộc danh sách các quốc gia đủ điều kiện xin thị thực điện tử nhưng đã sinh sống liên tục tại Việt Nam ít nhất 2 năm.
Thị thực điện tử Ấn Độ
Trọn bộ hồ sơ cần chuẩn bị khi xin visa Ấn Độ
Hồ sơ chứng minh nhân thân
- Đơn khai xin visa Ấn Độ.
- 02 ảnh thẻ có kích thước 5x5cm, nền trắng, được chụp trong vòng 3 tháng gần nhất, không đeo kính và phải thấy rõ khuôn mặt và tai.
- Hộ chiếu gốc và bản sao trang thông tin của hộ chiếu.
- Bản sao căn cước công dân (đối với công dân Việt Nam); bản sao thẻ tạm trú và giấy phép lao động (đối với người nước ngoài).
- Giấy xác nhận độc thân/ Giấy đăng ký kết hôn/ Giấy ly hôn (tùy thuộc vào tình trạng hôn nhân).
- Sơ yếu lý lịch được công chứng và có dấu xác nhận của địa phương.
Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp
- Chủ doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hóa đơn thuế trong 3 tháng gần nhất và xác nhận số dư tài khoản của công ty.
- Người lao động: Bảng lương 3 tháng gần nhất (có xác nhận từ công ty), hợp đồng lao động, giấy phân bổ chức vụ hoặc đơn xin nghỉ phép.
- Học sinh/sinh viên: Giấy xin phép nghỉ học (được nhà trường đồng ý) và thẻ học sinh/sinh viên hợp lệ.
- Người nghỉ hưu: Sổ nhận lương hưu, sổ hưu trí hoặc thẻ hưu trí.
Giấy tờ chứng minh tài chính
- Sổ tiết kiệm: Bản sao sổ tiết kiệm có số dư tối thiểu 4.000 USD và đã gửi ít nhất 3 tháng tính từ ngày nộp đơn.
- Các giấy tờ sở hữu tài sản khác (nếu có) như sổ hồng, sổ đỏ, trái phiếu, cổ phiếu, xe ô tô,…
Giấy tờ lịch trình chuyến đi
- Lịch trình chi tiết: Mô tả từng ngày trong chuyến đi, bao gồm các điểm đến, nơi lưu trú và thời gian ở từng địa điểm.
- Giấy xác nhận vé máy bay: Cung cấp bản sao vé máy bay khứ hồi với thông tin chuyến đi và về.
- Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn: Cung cấp bằng chứng về việc đã đặt phòng, bao gồm tên khách sạn, địa chỉ và thời gian lưu trú.
Kinh nghiệm xin visa Ấn Độ – Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu
Quy trình thủ tục khi xin visa Ấn Độ
Thủ tục xin visa Ấn Độ nhìn chung không quá phức tạp, tuy nhiên, nếu bạn tự làm thủ tục tại Đại sứ quán mà không nắm rõ quy trình thì nguy cơ bị từ chối visa sẽ rất cao. Để giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh những sai sót không đáng có, Visalinks sẽ hướng dẫn chi tiết các bước trong quy trình xin visa, đảm bảo rằng việc xin thị thực của bạn sẽ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
Xin visa Ấn Độ tại Đại sứ quán (visa dán)
Bước 1: Chuẩn bị kỹ lưỡng danh sách hồ sơ theo yêu cầu cho loại visa mà bạn muốn xin. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm visa Ấn Độ tại Visalinks để hoàn tất thủ tục một cách nhanh chóng và chính xác.
Bước 2: Truy cập vào trang web và tiến hành điền đầy đủ mẫu đơn xin visa theo hướng dẫn. Sau khi điền thông tin, bạn chỉ cần in đơn ra, ký tên và dán ảnh hộ chiếu để nộp cùng với hồ sơ xin visa.
Bước 3: Để hoàn tất thủ tục, bạn cần phải đặt lịch hẹn trực tuyến trước ít nhất một ngày. Truy cập vào link và chọn ngày giờ thuận tiện để đến nộp hồ sơ.
Bước 4: Vào ngày đã đặt lịch, bạn cần đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Ấn Độ để tiến hành nộp toàn bộ hồ sơ xin thị thực và lấy sinh trắc học vân tay.
Bước 5: Thanh toán lệ phí xin visa bằng tiền mặt theo quy định của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán.
Bước 6: Sau khoảng 72 giờ (có thể lâu hơn tùy vào từng trường hợp), bạn sẽ nhận được thông báo về kết quả visa qua email. Sau đó, bạn sẽ đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán để nhận lại visa và hộ chiếu của mình.
Kinh nghiệm xin visa Ấn Độ – Quy trình chi tiết các bước xin visa dán
Xin visa Ấn Độ online (e-Visa)
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin visa theo yêu cầu và tiến hành scan hộ chiếu, các giấy tờ cần thiết (file PDF) và ảnh chân dung (file JPEG).
Bước 2: Truy cập vào website chính thức của Đại sứ quán Ấn Độ để điền thông tin tờ khai xin thị thực.
Bước 3: Tải lên các file ảnh, hộ chiếu và giấy tờ yêu cầu, sau đó nộp lệ phí theo hướng dẫn.
Bước 4: Khi hồ sơ được xét duyệt, Đại sứ quán/Lãnh sự quán Ấn Độ sẽ gửi e-Visa qua email. Bạn chỉ cần tải về, in ra và mang theo khi nhập cảnh vào Ấn Độ tại sân bay.
Lưu ý: E-visa chỉ có hiệu lực tại một trong 28 sân bay và 5 cảng biển theo quy định của Chính phủ Ấn Độ. Nếu nhập cảnh qua các cửa khẩu khác, e-Visa sẽ không hợp lệ.
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ xin visa Ấn Độ
Tùy vào địa phương cư trú, bạn sẽ nộp hồ sơ xin visa Ấn Độ tại Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán. Dưới đây là thông tin chi tiết về địa chỉ và thời gian làm việc của các cơ quan này:
Địa chỉ |
Thời gian làm việc |
|
Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội |
58-60 Phố Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội | Thứ Hai đến Thứ Sáu (09:00-12:30) |
Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh | 214, Đường Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM |
Nhận hồ sơ: Thứ Hai đến Thứ Sáu (09:00-12:00) Trả hồ sơ: Thứ Hai đến Thứ Sáu (15:30-16:30) |
Lưu ý: Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội sẽ tiếp nhận hồ sơ của đương đơn có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra Bắc, trong khi các trường hợp có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở vào Nam sẽ nộp hồ sơ xin visa tại Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh.
Thời gian xử lý hồ sơ xin visa Ấn Độ
Theo thông tin từ Đại sứ quán Ấn Độ, thời gian xử lý hồ sơ xin visa cho công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thông thường là khoảng 3 ngày làm việc. Tuy nhiên, trong trường hợp cần bổ sung thêm giấy tờ hoặc có yêu cầu đặc biệt, thời gian xét duyệt có thể kéo dài hơn dự kiến. Nếu bạn sử dụng dịch vụ xin visa khẩn thì sẽ được cấp ngay trong ngày hoặc vào ngày làm việc tiếp theo.
Chính vì vậy, theo kinh nghiệm xin visa Ấn Độ của Visalinks, bạn nên nộp hồ sơ ít nhất 4 ngày trước ngày dự định khởi hành và tránh nộp quá sớm so với thời gian hiệu lực của thị thực. Điều này sẽ đảm bảo bạn có đủ thời gian để xử lý những sự cố không mong muốn và có visa kịp thời.
Kinh nghiệm xin visa Ấn Độ – Thời gian xử lý hồ sơ
Chi phí xin visa Ấn Độ
Lệ phí xin visa Ấn Độ sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào từng loại visa và thời hạn visa. Dưới đây là bảng chi phí xin thị thực Ấn Độ theo thông tin từ cơ quan lãnh sự.
Loại visa |
Thời hạn visa | Số lần nhập cảnh |
Lệ phí (VND) |
Du lịch |
Từ 1 năm trở xuống | 1, 2 hoặc nhiều lần | 2.429.000 |
Từ 1 năm đến 5 năm |
Nhiều lần | 4.788.000 | |
Công tác |
Từ 1 năm trở xuống | Nhiều lần | 2.901.000 |
Từ 1 năm đến 5 năm |
Nhiều lần |
5.967.000 |
|
Nhập cảnh |
Từ 6 tháng trở xuống |
1, 2 hoặc nhiều lần | 1.958.000 |
Từ 6 tháng đến 1 năm |
Nhiều lần |
2.901.000 |
|
Từ 1 năm đến 5 năm | Nhiều lần |
4.788.000 |
|
Lao động |
Từ 6 tháng trở xuống |
1 hoặc 2 lần | 2.901.000 |
Từ 6 tháng đến 1 năm | Nhiều lần |
4.788.000 |
|
Từ 1 năm đến 5 năm | Nhiều lần |
7.146.000 |
|
Quá cảnh (Transit) |
Từ 15 ngày trở xuống | 1 hoặc 2 lần | 542.000 |
Các loại visa khác |
Từ 6 tháng trở xuống |
1 lần hoặc nhiều lần | 1.958.000 |
Từ 6 tháng đến 1 năm |
Nhiều lần |
2.901.000 |
|
Từ 1 năm đến 5 năm | Nhiều lần |
4.788.000 |
Kinh nghiệm xin visa Ấn Độ hữu ích
Kinh nghiệm xin visa Ấn Độ giúp nâng cao tỷ lệ đậu
Việc xin visa Ấn Độ sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn nắm rõ quy trình và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Dưới đây là một số kinh nghiệm xin visa Ấn Độ của Visalinks để giúp bạn hoàn tất thủ tục một cách nhanh chóng và thuận lợi.
- Trước khi xin visa, bạn cần xác định rõ mục đích chuyến đi của mình để lựa chọn loại thị thực phù hợp. Tùy vào mục đích nhập cảnh, bạn có thể chọn visa điện tử (e-Visa) hoặc visa dán (thị thực nhiều lần, một lần hoặc thị thực dài hạn).
- Thời gian xét duyệt visa Ấn Độ có thể mất vài ngày hoặc vài tuần, đặc biệt là visa dán. Vì vậy, bạn nên lên kế hoạch xin visa ít nhất 2-3 tuần trước ngày khởi hành dự kiến để tránh tình trạng gấp gáp. Điều này cũng giúp bạn có thời gian dự phòng trong trường hợp hồ sơ cần bổ sung hoặc điều chỉnh.
- Đối với e-Visa, bạn sẽ phải điền tờ khai trực tuyến và cần đảm bảo rằng tất cả các thông tin được nhập chính xác và đầy đủ. Bất kỳ sai sót nào trong quá trình điền đơn cũng có thể dẫn đến việc bị từ chối thị thực.
- Lưu lại bản sao của tất cả các tài liệu đã nộp và giấy tờ liên quan để có thể bổ sung theo yêu cầu của cơ quan lãnh sự và tránh những sự cố đáng tiếc.
- Nếu bạn sở hữu visa du lịch nhiều lần (multiple entry) thì phải đợi ít nhất 2 tháng sau khi rời khỏi biên giới Ấn Độ mới được phép nhập cảnh lại vào quốc gia này.
Lời kết
Visalinks hy vọng những kinh nghiệm xin visa Ấn Độ trong bài viết trên sẽ giúp bạn hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu cần sự hỗ trợ thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Visalinsk qua Hotline 0933 094 119 – 0901 383 116 để được tư vấn chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc nhé.